Tìm hiểu về kỹ thuật tô trát tường tiêu chuẩn

Trong lĩnh vực xây dựng, tô trát tường là một trong những công tác quan trọng nhất. Bởi vì nó không chỉ mang lại vẻ đẹp chỉn chu mà còn quyết định đến độ bền và chắc chắn của cả công trình. Do đó, chúng ta cùng Metro Nguyên tìm hiểu chi tiết về kỹ thuật tô trát tường cũng như những tiêu chuẩn cần phải tuân thủ qua bài viết dưới đây nhé!

Trong lĩnh vực xây dựng, tô trát tường là một trong những công tác quan trọng nhất
Trong lĩnh vực xây dựng, tô trát tường là một trong những công tác quan trọng nhất

Yêu cầu về kỹ thuật tô trát tường nhà

Theo tiêu chuẩn Việt Nam 9377-2:2012, vật liệu để chế tạo vữa trát bao gồm: Chất kết dính (Xi măng, vôi), đá, cát, chất tạo màu và các chất phụ gia (chất chống ăn mòn, chống thấm,…) dùng để tạo ra vữa trát.

Yêu cầu về kỹ thuật

– Cần nghiệm thu những công tắc âm tường gồm: hệ thống điện, hệ thống nước,….

– Trước khi tô trát, tường phải được cọ rửa sạch bụi bẩn, rêu mốc, dầu mỡ,… mới được thi công.

– Khi tiến hành tô trát bề mặt kết cấu như: Dầm, cột, sàn phải trát lót 01 lớp hồ dầu để tạo sự liên kết và tương thích về độ co ngót – giãn nở. 

– Để tránh lớp tô trát tường nhà bị nứt do hiện tượng giãn nở – co ngót, khi trát trần, tường với diện tích lớn thì phải phân thành các khu vực nhỏ với khe co giãn.

– Để chống nứt ở những vị trí tiếp giáp giữa 02 kết cấu có chất liệu khác nhau, cần phải đóng lưới thép 02 bên ít nhất 15cm.

– Trộn vữa: Không trộn cát với nước và vôi, chỉ trộn cát sau khi đã có hỗn hợp vôi với nước thật nhuyễn.

– Vữa xi măng: Trước khi đổ nước, cần phải trộn khô hỗn hợp cát và xi măng trước.

– Vữa tam hợp: Trộn khô xi măng và cát rồi mới thêm nước vôi nhuyễn vào.

– Tiến hành sàng cát kỹ lưỡng qua lưới lọc để loại bỏ bụi bẩn và sỏi trong cát, đảm bảo mặt trát láng mịn và bằng phẳng.

Yêu cầu về kỹ thuật tô trát tường nhà
Yêu cầu về kỹ thuật tô trát tường nhà

Điều gì sẽ xảy ra khi tô trát tường không đúng kỹ thuật?

Hiện nay, một số công trình, đặc biệt là nhà phố, nhà ở không còn chú trọng đến kỹ thuật tô trát tường. Điều này có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng sau:

  • Tường bị nứt vỡ, nứt theo đường hệ thống dây điện âm tường, nứt theo hình chân chim. 
  • Tường bị nứt theo chiều dọc của cột bê tông. 
  • Tường không bằng phẳng, không đẹp mắt. Tường bị thấm nước từ bên ngoài vào.
Tường bị nứt vỡ, nứt theo đường hệ thống dây điện âm tường
Tường bị nứt vỡ, nứt theo đường hệ thống dây điện âm tường

Hướng dẫn kỹ thuật tô trát tường đúng tiêu chuẩn

Để hạn chế tình trạng trên, người thợ thi công cần phải thực hiện đúng kỹ thuật tô trát tường theo quy trình sau:

Công tác chuẩn bị bề mặt

Trước khi tô trát, cần phải kiểm tra bề mặt tường xem có bị lồi lõm hay gồ ghề không, đục bỏ những phần bê tông thừa giúp bề mặt tường bằng phẳng. Vệ sinh bề mặt tường, loại bỏ những bụi bẩn, rêu phong có thể ảnh hưởng đến khả năng bám dính của lớp vữa tô. Đóng lưới mắt cáo vào các khu vực tường gạch áp sát với cột bê tông, đà bê tông, góc cửa,… để tăng độ bền của tường. Đóng lưới mắt cáo vào khu vực có dây điện âm tường để hạn chế tình trạng nứt tường theo đường dây điện. Chỉ tô tường sau 24 tiếng kể từ khi xây. Nếu tường quá khô thì có thể tưới nước để tạo độ ẩm phù hợp. Tuy nhiên, không nên tưới quá nhiều vì có thể làm cản trở công tác tô.

Trước khi tô trát, cần phải kiểm tra bề mặt tường xem có bị lồi lõm hay gồ ghề không
Trước khi tô trát, cần phải kiểm tra bề mặt tường xem có bị lồi lõm hay gồ ghề không

Ghém tường

Để ghém tường, người thợ thi công cần sử dụng máy tia laser hoặc dây dọi để định vị tường. Dùng gạch bể, hồ dầu ghém lên tường để tạo độ phẳng cho tường. Trong khi ghém, phải chú ý ke 04 góc tường không bị lệch, đảm bảo vuông vức.

Chuẩn bị vữa tô

Trước khi trộn vữa, sàng cát qua lưới lọc 1.5mmx1.5mm để loại bỏ hạt cát to, bụi bẩn. Đây là bước cực kỳ quan trọng trong kỹ thuật tô trát tường. Trộn vữa theo đúng tỷ lệ 1 bao xi măng:10 thùng cát (loại 18 lít). Cần trộn bằng máy trộn để vữa đều, không trộn bằng tay. Hồ vữa đựng trong máng để giữ nước, không để vữa bị khô quá nhanh.

Tô tường

Để thực hiện kỹ thuật tô trát tường đúng cách, người thợ phải làm các bước sau:

– Trước tiên, chuẩn bị hồ dầu để quét một lớp lên những vị trí đà, mối nối tô tường cũ, cột bê tông. Hồ dầu giúp tăng độ kết dính của vữa lên bề mặt tường. 

– Sau đó, người thợ cần chú ý đến bề dày của lớp tô. Theo tiêu chuẩn, bề dày của lớp tô từ 10 – 15mm. Nếu quá dày, người thợ phải tô trát nhiều lớp mỏng, mỗi lớp cần để khô hoàn toàn thì mới trát lớp tiếp theo. 

– Tiếp theo, người thợ cho vữa lên tường, rồi dùng thước nhôm để tạo độ phẳng cho bức tường theo những mảnh ghép. Thước nhôm giúp đảm bảo bức tường được đều và phẳng. Khi tường se lại, người thợ thi công cần dùng bàn xoa để xoa bề mặt tường. Bàn xoa có tác dụng chống nứt và tạo bề mặt mịn, phẳng cho tường. 

– Cuối cùng, người thợ cần tưới nước bảo dưỡng cho bức tường sau khi tô được 4 – 6 tiếng. Quá trình bảo dưỡng thường kéo dài từ 2 – 3 ngày. Nếu thời tiết khô và nhiệt độ quá cao thì phải tưới nước thường xuyên hơn để tránh nứt tường.

Người thợ cho vữa lên tường, rồi dùng thước nhôm để tạo độ phẳng
Người thợ cho vữa lên tường, rồi dùng thước nhôm để tạo độ phẳng

Như vậy, tô trát tường đúng kỹ thuật sẽ giúp công trình đảm bảo về tính thẩm mỹ, chất lượng tốt cũng như an toàn cho người sử dụng. Qua bài viết, Metro Nguyên cung cấp đến quý bạn đọc thông tin về kỹ thuật tô trát tường đúng tiêu chuẩn. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, đừng ngần ngại liên hệ Metro Nguyên để được hỗ trợ giải đáp:

  • Địa chỉ: 168 Chu Văn An – TP Bà Rịa – Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
  • Email: metronguyen.vlxd@gmail.com
  • Zalo: 0979440058

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.