Trong thiết kế thi công công trình, công đoạn nào cũng cần được tính toán và cân nhắc kỹ lưỡng. Trong đó, để tạo được kết cấu vững chắc đảm bảo độ chịu lực cho bề mặt công trình thì phải áp dụng cách tính lực ép đầu cọc bê tông kỹ càng. Đây là giai đoạn quan trọng khi thi công xây dựng. Để hiểu rõ hơn về cách tính lực ép đầu cọc như thế nào là đạt chuẩn, đảm bảo an toàn xây dựng, hãy cùng tham khảo bài viết sau của Metro Nguyên.
Vì sao phải ép cọc bê tông?
Ép cọc bê tông khi xây nhà là 1 phương pháp xây dựng mang lại nhiều tác dụng gồm:
– Gia cố nền đất yếu
– Chống sụt lún cho công trình.
– Chịu tải trọng của công trình truyền xuống giúp tăng khả năng chịu lực
– Gia cố nền móng bê tông giúp ngôi nhà bền vững theo thời gian.
Ngoài ra ép cọc bê tông còn có một vài ưu điểm khiến nhiều người lựa chọn như:
– Giá thành hợp lý.
– Thi công dễ dàng, nhanh chóng.
– Có thể thi công đối với các công trình có mặt bằng hẹp ( 35m2 trở lên).
Vì sao phải ép cọc bê tông?
Lực ép cọc bê tông là gì?
Lực ép cọc bê tông là lực ép cần thiết để cọc đi sâu vào đất nền đến độ sâu thiết kế. Giá trị của lực ép cọc tùy thuộc vào khả năng chịu tải của cọc và nằm trong khoảng [Pmin, Pmax]. Trong đó:
– Pmin: là lực ép nhỏ nhất đảm bảo đưa cọc xuyên qua các lớp đất đến chiều sâu đủ chịu tải P theo như thiết kế.
– Pmax: là lực ép lớn nhất không được vượt quá khi ép cọc bê tông. Nhằm đảm bảo an toàn, không bị vỡ cọc vì lực ép.
[Pmin, Pmax] là khoảng giới hạn được tính toán cho lực ép cọc bê tông. Khi ta gia tải cho cọc thì lực ép cọc bắt buộc phải nằm trong khoảng này. Nếu lực quá nhỏ sẽ không đủ đưa cọc đi qua đất, còn nếu lớn quá thì vượt quá khả năng chịu của cọc, gây vỡ đầu cọc.
Tại sao nên biết cách tính lực ép đầu cọc bê tông?
Như đã đề cập, cho dù công đoạn nào đi nữa thì việc tính toán là điều cần thiết. Và việc tính lực ép đầu cọc bê tông thì không hề đơn giản. Không chỉ là đưa cọc đến vị trí cần ép rồi tiến hành ép là xong. Mà còn phải tính toán lực ép cọc bê tông như thế nào để thiết kế cọc đi sâu vào đất đạt được độ sâu như thiết kế. Do đó, có thể thấy rằng tính lực ép đầu cọc đóng vai trò rất quan trọng trong thi công xây dựng nhà ở. Là tiền đề tạo được độ bám vững chắc, bảo đảm an toàn trong suốt quá trình xây dựng.
Bên cạnh đó, việc áp dụng cách tính lực ép đầu cọc góp phần lớn cho việc ép cọc thành công hay không. Nó sẽ giúp người thi công biết được sức chịu tải của cọc, để khi thi công dùng lực ép tối đa bao nhiêu để ép cọc. Nếu dùng lực ép trong khoảng cho phép thì sẽ giúp việc thi công được dễ dàng hơn. Khi đã tính toán được lực ép thì việc ép cọc sẽ tránh được tình trạng nghiêng, vỡ cọc hoặc không đạt được độ sâu chuẩn.
Tại sao nên biết cách tính lực ép đầu cọc bê tông
Bảng quy đổi lực ép cọc bê tông
Bảng quy đổi hay bảng tra lực ép cọc bê tông là bảng tính toán lực ép thực tế dựa vào áp suất đồng hồ được trang bị trên máy để đọc khi ép cọc. Tùy vào thông số cấu tạo của máy mà số liệu ở bảng quy đổi sẽ khác nhau. Cụ thể là tùy thuộc vào các thiết bị tạo áp lực như bơm thủy lực, xilanh,…
Bảng quy đổi lực ép cọc bê tông
Cách đọc đồng hồ áp suất máy ép cọc để kiểm tra lực ép
Để tra cứu bảng quy đổi lực ép cọc bê tông một cách chính xác thì việc đọc thông số trên đồng hồ áp suất phải được thực hiện cẩn thận. Việc đọc các thông số trên đồng hồ áp suất không quá khó. Tuy nhiên khi đọc cần lưu ý những điều sau để đọc được chính xác nhất.
Đơn vị đọc thông số áp suất là gì?
Hầu hết trong các bảng quy đổi áp suất thường đọc theo đơn vị kg/cm2. Nếu đọc sai đơn vị sẽ làm kết quả lực ép khi tra bảng bị sai. Chính vì thế, cần đọc đơn vị áp suất trên đồng hồ đúng đơn vị.
Khi nào cần đọc thông số áp suất hiển thị trên đồng hồ?
Tương tự đơn vị, thời điểm đọc thông số áp suất trên đồng hồ cũng quan trọng. Trong trường hợp đọc sai thời điểm, thì dù cho có đọc đúng đơn vị thì lực ép thực tế của cọc ép có thể không chính xác.
Thời điểm thích hợp để đọc áp suất trên đồng hồ là khi ép thấy tiếng máy rền hơn, máy vẫn ép cọc vẫn còn hoạt động nhưng cọc không xuống được nữa, dầm giàn ép nâng lên trên khỏi mặt đất, hoặc nhờ thợ máy thi công ép cọc báo lại khi cọc đủ tải không thể ép xuống thêm được nữa để đọc.
Lưu ý: Phải đảm bảo an toàn thi công khi vào khu vực thi công để đọc thông số.
Thời điểm đọc thông số áp suất phải chính xác
Cách tính lực ép cọc bê tông
Sau khi đọc được thông số trên đồng hồ áp suất, bạn có thể xem bảng quy đổi để biết được lực ép cọc bê tông chính xác. Hoặc cũng có thể tự tính toán lực ép cọc thực tế theo công thức như sau:
Lực ép cọc thực tế = [Tổng diện tích xilanh thủy lực] x [Chỉ số trên đồng hồ áp suất]
Trong đó:
– Tổng diện tích xilanh thủy lực = [bán kính x 3.14] x [số xilanh] (cm2)
– Đơn vị chỉ số trên đồng hồ: kg/cm2.
Sau khi tính lực ép theo công thức như trên, ta sẽ đổi lực ép vừa tính được sang đơn vị tấn.
Lưu ý khi tính lực ép đầu cọc bê tông
Kiểm tra bằng đồng hồ cần yêu cầu đơn vị ép cọc bê tông cung cấp giấy phép kiểm định đồng hồ. Giấy này sẽ biết được số hiệu của đồng hồ có đúng như giấy kiểm định hay không. Bên cạnh đó, việc tính toán để suy ra lực ép cọc bê tông khá khó. Do đó khi thi công phải thường xuyên giám sát công trình. Tránh việc xác định tải trọng lên đầu cọc bị sai lệch.
Để biết thêm thông tin về cách tính lực ép đầu cọc bê tông bạn có thể liên hệ Công ty TNHH Xây Dựng Metro Nguyên để được hỗ trợ chi tiết.