#Tiêu chuẩn thi công cọc ép – Quy trình ép cọc bê tông chuẩn

Ép cọc bê tông khi xây nhà là phương pháp xây dựng mang đến nhiều tác dụng và được áp dụng phổ biến hiện nay. Vậy tiêu chuẩn thi công cọc ép là gì và những tiêu chuẩn thi công cọc ép gồm những điều khoản nào? Hãy cùng Metro Nguyên tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Vì sao phải thi công ép cọc khi xây nhà?

Ép cọc bê tông là một phương pháp xây dựng mang đến nhiều ưu điểm sau:

– Gia cố nền đất yếu

– Chống sụt lún cho công trình.

– Gia tăng khả năng chịu lực.

– Gia cố nền móng bê tông giúp công trình xây dựng bền vững theo thời gian.

– Giá thành hợp lý.

– Thi công dễ dàng, nhanh chóng.

– Có thể thi công đối với công trình xây dựng mặt bằng hẹp (từ 35m2 trở lên).

Vì sao phải thi công ép cọc khi xây nhà?

Các yêu cầu khi ép cọc bê tông

Việc có nên ép cọc hay không cũng cần phải phụ thuộc cụ thể vào công trình xây dựng liệu có đáp ứng được những yêu cầu hay không. Vậy những điều kiện nào sẽ phù hợp cho việc thực hiện thi công ép cọc bê tông cốt thép?

– Tải trọng lớn, móng băng không chịu được.

– Xây nhà ở nhiều tầng (3 tầng trở lên).

– Mặt bằng phù hợp để vận chuyển hoặc phù hợp để đóng cọc.

– Công trình xung quanh có kết cấu chắc chắn.

– Địa chất khu vực xung quanh đảm bảo.

– Thuận lợi giao thông để vận chuyển cọc vào nơi xây dựng.

Tiêu chuẩn thi công cọc ép là gì?

Tiêu chuẩn thi công cọc ép là quy định về các đặc tính kỹ thuật ép cọc dùng làm chuẩn nhằm phân loại, đánh giá chất lượng ép cọc, mục đích là nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc ép cọc đối với công trình xây dựng. Tiêu chuẩn thi công cọc ép được công bố dưới dạng văn bản để mọi người cùng áp dụng.

Tiêu chuẩn thi công cọc ép là gì?

Danh sách các tiêu chuẩn thi công cọc ép

Các tiêu chuẩn thi công cọc ép, tiêu chuẩn nghiệm thu bê tông và công tác đất, nền, móng, móng cọc đều được quy định rõ ràng tại các TCVN. Dưới đây là danh sách các tiêu chuẩn cụ thể liên quan đến thi công và nghiệm thu móng, móng cọc – bê tông cốt thép:

TCVN 7201:2015 Khoan hạ cọc bê tông ly tâm – Thi công, nghiệm thu
TCVN 4453:1995 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối. Quy phạm thi công và nghiệm thu.
TCVN 10667:2014 Cọc bê tông ly tâm – Khoan hạ cọc – Thi công và nghiệm thu
TCVN 5718:1993 Mái và sàn bê tông cốt thép trong công trình xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật chống thấm nước.
TCVN 5724:1993 Kết cấu bê tông, bê tông cốt thép. Điều kiện tối thiểu để thi công và nghiệm thu.
TCVN 9334:2012 Bê tông nặng – Phương pháp xác định cường độ nén bằng súng bật nẩy
TCVN 9335:2012 Bê tông nặng – Phương pháp thử không phá hủy – Xác định cường độ nén sử dụng kết hợp máy đo siêu âm & súng bật nẩy
TCVN 9338:2012 Hỗn hợp bê tông nặng – Phương pháp xác định thời gian đông kết
TCVN 8828:2011 Bê tông – Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên
TCVN 8163:2009 Thép cốt bê tông – Mối nối bằng ống ren
TCVN 5641:2012 Bể chứa bằng bê tông cốt thép – Thi công và nghiệm thu
TCVN 9340:2012 Hỗn hợp bê tông trộn sẵn – Yêu cầu cơ bản đánh giá chất lượng và nghiệm thu
TCVN 9341:2012 Bê tông khối lớn – Thi công và nghiệm thu
TCVN 9342:2012 Công trình bê tông cốt thép toàn khối xây dựng bằng cốp pha trượt – Thi công và nghiệm thu
TCVN 9343:2012 Kết cấu bê tông, bê tông cốt thép – Hướng dẫn công tác bảo trì
TCVN 9382:2012 Chọn thành phần bê tông sử dụng cát nghiền
TCVN 9390:2012 Thép cốt bê tông – Mối nối bằng dập ép ống – Yêu cầu thiết kế thi công và nghiệm thu
TCVN 9348:2012 Bê tông cốt thép – Phương pháp điện thế kiểm tra khả năng cốt thép bị ăn mòn
TCVN 9345:2012 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Hướng dẫn kỹ thuật phòng chống nứt dưới tác động của khí hậu nóng ẩm
TCVN 9344:2012 Kết cấu bê tông cốt thép – Đánh giá độ bền của các bộ phận kết cấu chịu uốn trên công trình bằng phương pháp thí nghiệm chất tải tĩnh
TCVN 9391:2012 Lưới thép hàn dùng trong kết cấu bê tông cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế, thi công lắp đặt và nghiệm thu
TCVN 9392:2012 Thép cốt bê tông – Hàn hồ quang
TCVN 9489: 2012

(ASTM C 1383-04)

Bê tông – Xác định chiều dày của kết cấu dạng bản bằng phương pháp phản xạ xung va đập
TCXD 199:1997 Nhà cao tầng. Kỹ thuật chế tạo bê tông mác 400 – 600.
TCXDVN 239:2006 Bê tông nặng – Chỉ dẫn đánh giá cường độ trên kết cấu công trình
TCVN 9116:2012 Cống hộp bê tông cốt thép
TCVN 9115:2012 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép – Thi công và nghiệm thu
TCVN 9114:2012 Sản phẩm bê tông ứng lực trước – Yêu cầu kỹ thuật và kiểm tra chấp nhận
TCVN 9347:2012 Cấu kiện bê tông và bê tông cốt thép đúc sẵn – Phương pháp thí nghiệm gia tải để đánh giá độ bền, độ cứng và khả năng chống nứt
TCVN 4452:1987 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép. Quy phạm thi công và nghiệm thu
TCVN 9346:2012 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép . Yêu cầu bảo vệ chống ăn mòn trong môi trường biển
TCVN 7996-2-12: 2009 (IEC 60745-2-2:2008) Dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ. An toàn. Phần 2.12: Yêu cầu cụ thể đối với máy đầm rung bê tông

Quy trình ép cọc bê tông

Quy trình ép cọc bê tông diễn ra theo 4 bước tiêu chuẩn kỹ thuật sau:

Bước 1: Khảo sát địa hình xây dựng

Kỹ sư khảo sát địa hình, khu vực xung quanh trước khi thi công để xác định phương pháp thi công móng cọc mang lại kết quả tốt nhất. Tiếp đến là khảo sát nền đất, để biết được công trình đó sử dụng loại cọc nào tốt nhất để làm nền móng, đồng thời chọn được loại máy móc phù hợp.

Bước 2: Vận chuyển máy móc & cọc ép

Sau khi khảo sát địa hình, tiến hành vận chuyển máy móc và cọc ép bê tông đến công trình. Tuy nhiên, đội ngũ công nhân phải lưu ý về việc bố trí và di chuyển để tránh ảnh hưởng tới các công trình lân cận cũng như giao thông của khu vực. Vì các loại máy ép cọc khá lớn nên cần vận chuyển đến vị trí thuận lợi & gần khu vực thi công để dễ dàng dùng ngay khi cần.

Vận chuyển máy móc, cọc ép

Bước 3: Thi công ép cọc

Kỹ sư đánh dấu vị trí cần ép tâm cọc. Sau đó tiến hành ép thử để kiểm tra chất lượng cọc & độ lún sâu trước khi thử đại trà. Sau khi đã ép cọc thử nghiệm thành công, đội công nhân có thể bắt tay vào việc ép cọc đại trà tại các vị trí đã đánh dấu trước đó.

Bước 4: Nghiệm thu

Đây là quá trình kiểm tra chất lượng toàn bộ công trình sau khi xây dựng và được thực hiện với cơ quan chức năng có thẩm quyền. Dựa trên bản vẽ thiết kế để đánh giá xem công trình có đạt kỹ thuật và chất lượng sử dụng khi đưa vào thực tế hay không.

Trên đây là nội dung của tiêu chuẩn thi công cọc ép. Thi công móng cọc là quá trình tiềm ẩn không ít rủi ro. Bởi vậy khi thi công nền móng đòi hỏi kiến trúc sư, kỹ sư, thợ xây phải là những người có chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm để tránh những rủi ro về sau cho công trình cũng như tiết kiệm chi phí một cách đáng kể cho chủ đầu tư.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.