Vì thiếu kinh nghiệm đổ bê tông tươi mà không ít người khi xây dựng gặp phải những sai lầm đáng tiếc, khiến công trình mất thẩm mỹ và trở nên kém chất lượng. Để tránh những sai lầm đáng tiếc ấy, bài viết dưới đây của Metro Nguyên sẽ chia sẻ chi tiết cách đổ bê tông không bị nứt. Mời bạn theo dõi.
Bê tông bị nứt ảnh hưởng như thế nào?
Khi bề mặt bê tông bị nứt làm cho khả năng chịu lực của cấu kiện bê tông giảm đi đáng kể. Khi đi vào hoạt động sẽ gây nứt thêm vì phải chịu thêm tác động cơ học. Bên cạnh đó, bê tông bị nứt làm giảm khả năng chống thấm của bê tông. Khi bê tông chống thấm kém, sẽ khiến cho cốt thép trong bê tông dễ bị ăn mòn bởi môi trường bên ngoài.

Các nguyên nhân làm cho bê tông bị nứt
Nguyên nhân thời tiết
Khi nhiệt độ môi trường cao, thành phần xi măng trong bê tông chưa kịp thủy hóa đã bị mất nước, làm cho bề mặt cấu kiện bê tông xuất hiện các vết nứt nhỏ ngang dọc. Điều này khiến khả năng chống thấm và chịu lực của cấu kiện bê tông giảm đáng kể.
Nguyên nhân thi công
– Thợ thi công để độ sụt quá cao dẫn tới hiện tượng lượng xi măng nổi lên bề mặt bê tông quá nhiều, làm bê tông bị nứt bề mặt.
– Thợ thi công bơm nước lên bề mặt bê tông cho dễ làm mặt. Điều này làm cho vữa xi măng, cốt liệu trong hỗn hợp bê tông bị tách nhau ra, làm cho bề mặt bị nứt.
– Thợ thi công làm mặt quá kỹ, làm cho lượng nước và xi măng bị tách và nổi lên trên bề mặt hỗn hợp bê tông, làm cho bê tông bị nứt.
Nguyên nhân thành phần phối trộn
Bê tông sử dụng không có phụ gia cũng là 1 trong số nguyên nhân gây nứt cấu kiện. Khi bê tông không có phụ gia, lượng nước cần cho vào hỗn hợp bê tông phải nhiều hơn, làm hỗn hợp bê tông dễ dàng bị tách nước. Ngoài ra, không có phụ gia thì hỗn hợp bê tông không thể tự sinh ra 1 lớp màng mỏng giúp bê tông tự bảo dưỡng & tránh bị mất nước.

Cách đổ bê tông không bị nứt và bền đẹp
Có thể thấy, người thi công thiếu kinh nghiệm cũng như không nắm rõ quy trình đổ là 1 trong số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bê tông bị nứt. Nếu như bạn muốn khắc phục triệt để tình trạng này thì hãy ghi nhớ các cách đổ bê tông không bị nứt sau đây:
Làm phẳng lớp móng trước khi đổ bê tông
Đây là công đoạn đầu tiên và là công đoạn quan trọng nhất cho quá trình đổ bê tông về sau. Chỉ khi nào chuẩn bị tốt phần lớp móng thì bề mặt bê tông mới có được độ phẳng mịn đảm bảo.
Tốt nhất là hãy san phẳng lớp móng & đầm chặt khu vực thi công. Mọi người hãy tiến hành đổ lớp cát đệm dày ~ 4 inch để có được bề mặt phẳng như ý. Bằng cách này sẽ tạo ra được sự ma sát không đổi khi bê tông bắt đầu co ngót.
Dùng sợi thép dạng cuộn để làm cốt thép
Có rất nhiều chủng loại thép được dùng để làm cốt thép. Nhưng lựa chọn số 1 vẫn là loại cốt thép làm bằng sợi thép dạng cuộn. Bởi chúng khả năng chịu lực tốt và hỗ trợ tốt nhất quá trình co ngót sau khi đổ bê tông tươi.
Điều quan trọng cần lưu ý là hãy giữ cho thanh cốt thép nằm ở ½ mặt trên so với lớp bê tông. Có thể dùng thêm 1 số viên đá hay hòn gạch để cố định vị trí cốt thép khi đổ tường vách.
Dùng lớp màng nhựa để cách ly hơi nước
Theo kinh nghiệm đổ bê tông tươi của chúng tôi, bê tông khô không đều cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các vết nứt. Vì vậy việc cách ly hơi nước bằng lớp màng nhựa là để tránh tối đa hiện tượng này.

Tạo khe co giãn với độ rộng tiêu chuẩn
Để ngăn ngừa xảy ra hiện tượng nứt bê tông thì các khe co giãn là yếu tố quan trọng. Nhờ tạo các khe co giãn rộng ít nhất = ¼ độ dày của bê tông và các khe cách nhau bằng khoảng 25 – 30 lần độ dày bê tông (thường dễ dàng nhất là dùng 1 cái bay hoặc dụng cụ thi công khi bê tông còn tươi).
Phương pháp liên kết này sẽ giúp bê tông nứt tại điểm yếu nhất. Đây là lý do tại sao các khe co giãn phải có độ sâu vừa đủ. Những thay đổi ở các cao độ lớp móng có thể gây ra ứng suất lớn hơn trong bê tông ở khu vực mà các khe co giãn chưa đạt đủ độ sâu. Và bê tông sẽ nứt ở phía ngoài khe co giãn.
Ngay khi các khe co giãn đã được đặt vào vị trí và bê tông được bảo dưỡng khoảng hai tuần, thì tiến hành hàn kín các khe co giãn này để ngăn nước không xâm nhập vào lớp móng, gây ra hiện tượng co giãn hoặc thâm nhập vào các khe co giãn, gây đóng băng ở đó, làm nước thấm rộng ra & phá vỡ bê tông xung quanh khe co giãn.

Bảo vệ bê tông tươi sau khi đổ xong
Đây là bước cuối cùng quyết định đến 70% vẻ đẹp thẩm mỹ của công trình. Do vậy cần phải áp dụng các biện pháp bảo vệ bê tông trước ảnh hưởng của gió giật cấp mạnh hay ánh nắng mặt trời quá gay gắt. Chỉ có vậy, công trình của bạn sau hoàn thiện mới sở hữu được vẻ đẹp hoàn mỹ.
Trên đây là những chia sẻ về cách đổ bê tông không bị nứt. Mong rằng bài viết sẽ phần nào giúp bạn có những đúc kết đắt giá khi thi công bê tông tươi. Metro Nguyên là đơn vị chuyên thi công xây dựng nhà trọn gói Vũng Tàu với giá rẻ phải chăng, quý khách có nhu cầu cần báo giá xây nhà trọn gói có thể liên hệ ngay chúng tôi nhé. Chúc bạn có được một ngôi nhà vững chắc và như ý.